Hội nghị Diên Hồng là hội nghị được tổ chức năm 1284 tại kinh thành Thăng Long[1] do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các bô lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay đánh khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.

Hội nghị diễn ra sau khi đế quốc Nguyên vừa tiêu diệt Nam Tống và đang ráo riết chuẩn bị chinh phạt Đại ViệtHốt Tất Liệt, hoàng đế Đại Nguyên, đã nhiều lần ra yêu sách đòi các vua Trần sang chầu, nhưng đều bị cự tuyệt.

Trước khi Hội nghị bắt đầu, nhà Trần thăm dò và biết được quân Nguyên huy động một lực lượng rất lớn. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: số quân nhà Nguyên điều là 50 vạn[2] từ phương Bắc tràn xuống; kết hợp với cả gần 10 vạn quân của Toa Đô từ phía Nam (Champa) đánh lên; tin rằng với sức mạnh như vậy sẽ nhanh chóng bóp nát nước Đại Việt. Đối phó với đạo quân hùng mạnh như vậy, nhà Trần khôn khéo triệu tập hội nghị – đầu tiên là Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và quân nhà Trần.Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân.

Tham dự hội nghị này là các vị bô lão, đại diện cho nhân dân cả nước. Thượng hoàng đích thân ban yến và hỏi các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa. Một đời thân phận thấp hèn, tay bùn chân lấm, nay bỗng dưng được triều đình mời vào tận hoàng cung để bàn quốc gia đại sự, tinh thần của các vị bô lão phấn chấn khác thường.

Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão điều nói “đánh”, muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.

Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các bô lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.